top of page

Những nguyên liệu không nên kết hợp cùng nhau trong pha chế


Để duy trình được sự mới lạ và luôn hấp dẫn trong mắt khách hàng, sau một thời gian vận hành, các quán cà phê sẽ thực hiện việc cải tiến menu với sự xuất hiện của những loại đồ uống mới lạ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tạo ra những hương vị độc đáo đón đầu xu hướng, các Barista sẽ không tránh khỏi việc phải kết hợp nhiều loại nguyên liệu lại với nhau. Nhưng nếu như không nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, các Barista sẽ rất dễ gây ra những màn kết hợp nguyên liệu “độc hại” trong các ly nước. Vì thế, trong bài viết dưới đây iBar sẽ mang đến các bạn những thông tin cần thiết về những loại nguyên liệu không nên kết hợp cùng nhau trong quá trình pha chế.


1. Những nguyên liệu không được dùng chung với sữa bò


Chocolate


những nguyên liệu không được kết hợp với nhau khi pha chế

Sữa giàu protein và canxi , trong khi chocolate lại chứa axit oxalic. Do đó, khi kết hợp hai loại nguyên liệu này với nhau sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hoà tan, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu canxi. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra một số hiện tượng như tiêu chảy, tóc khô, làm chậm quá trình tăng trưởng phát triển của cơ thể,…


Đường


Trong quá trình pha chế, Barista không nên thêm đường vào sữa, đặc biệt là khi sữa đang ở nhiệt độ cao. Bởi khi đó nó sẽ dễ gây ra phản ứng giữa lysine và fructose trong sữa, tạo ra chất độc hại cho cơ thể.


Trái cây



80% protein trong sữa là casein. Khi uống sữa cùng nước trái cây, đặc biệt là trái cây có vị chua (vì chứa nhiều axit), một số lượng lớn casein sẽ tích lại và kết tủa trong cơ thể, gây khó khăn cho việc tiêu hoá và hấp thụ. Thậm chí nó có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy. Vì vậy, các Barista cần lưu ý không nên thêm nước trái cây và đồ uống có tính axit khác trong sữa.


2. Những nguyên liệu không được dùng chung với mật ong


Đậu hũ, đậu nành


Trong đậu hũ thường có một hàm lượng thạch cao nhất định, khi nó kết hợp với mật ong sẽ tạo ra hiện tượng đông cứng và vón thành cục trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi hoặc thậm chí dẫn đến hôn mê. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì có thể dẫn tới tử vong ngay lập tức.


Nước đun sôi


Tuyệt đối không được pha mật ong với nước đun sôi hoặc nước lạnh bởi trong mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Vì thế, nếu cho nước sôi vào sẽ làm cho mật ong không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, hơn nữa nó còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hoà cùng mật ong là 35 độ C.


Một số lưu ý khi sử dụng mật ong


  • Không đựng mật ong vào bình sắt. Mật ong có tính axit yếu, nên khi tiếp xúc với bình đừng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hoá học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong sẽ dễ bị đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thuỷ tinh hoặc gốm sứ.

  • Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tình hút nước. Sơ suất trong quá trình bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm nem phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật ong bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này.

3. Một số các nguyên tắc khác


Không nên sử dụng nước khoáng để pha trà


Nước khoáng “cứng” – giàu khoáng chất có thể làm trà của bạn không ngon. Nước dùng pha trà phải trong tình trạng sạch, trong và nồng độ ion kim loại thấp (nước mềm).


Không kết hợp nước ngọt có ga với sữa, cà phê, syrup bạc hà


Trong quá trình pha chế và sáng tạo ra các loại đồ uống để làm mới thực đơn của quán, các Barista nên nhớ không được kết hợp nước ngọt có ga với các loại nguyên liệu như sữa, cà phê hoặc syrup bạc hà vì nó sẽ khiến các vị khách của bạn sẽ cảm thấy đau bụng, khó tiêu hoặc tệ hơn là gây co thắt bao tử, trào ngược da dày.


Hy vọng thông qua những nguyên tắc trên đây, các bạn có thể an tâm sáng tạo ra những ly nước ngon – bổ cho quý thực khách của mình.

bottom of page